Kinh tế - Văn hóa
Sự khác biệt giữa văn hóa Đông - Tây thể hiện ở nhiều mặt, tuy nhiên bài viết sau đây sẽ chỉ ra một vài ví dụ để người đọc hiểu hơn về cách nghĩ và giao tiếp của người Nhật và người phương Tây

Thử tưởng tượng bạn ghi một bàn thắng tuyệt đẹp trong một trận bóng đá. Khá giả vỗ tay ầm ầm. Bạn nhẫn cẫng lên vung nắm tay và hôn gió khán giả. Trọng tài vẫy bạn lại, hủy bàn thắng hoàn toàn hợp lệ của bạn, và cho bạn một cảnh cáo: lần sau còn ăn mừng khi ghi bàn là một thẻ vàng. Đó chính xác là những gì có thể xảy ra trong một trận thi đấu kiếm đạo Nhật. Không ăn mừng. Dù có là trận chung kết toàn quốc, dù đối thủ của bạn có mạnh thế nào, dù trong bụng bạn có sung sướng đến bao nhiêu. Không ăn mừng. Sau khi đập đối thủ xong, việc bạn phải làm là bình thản quay về vị trị của mình, mặt lạnh tanh như thể đập được của thằng kia một điểm không hơn gì đập con ruồi. Đó là cách thể hiện sự tôn trọng đối thủ.

Khác biệt trong suy nghĩ giữa người Tây và người Nhật
Kiếm đạo Nhật Bản có những đặc trưng riêng

Lại một câu chuyện khác. Bạn chịu ơn một ông thầy người Nhật, người đã dạy dỗ, nâng đỡ và hỗ trợ bạn rất nhiều. Bạn sang thăm thầy, không quên mang theo một món quà. Sau khi chào hỏi nhau và dành những lời lẽ tốt đẹp nhất để ca tụng thầy, bạn rút món quà ra, và để minh họa, dành những lời sau để nói về món quà đó “Em có chút quà mọn tặng thầy. Đây quà đây là thứ rác rưởi, là thứ vô giá trị. Để trả ơn thầy, em tặng thầy, mong thầy nhận cho.”. Và đó là cách nói mà người Nhật cho là tôn kính nhất để tặng quà nhau.

Bây giờ bạn có một cô bạn gái. Nàng vẹn toàn, xinh đẹp, giỏi giang, thành đạt và yêu bạn hết lòng. Bạn dẫn nàng đi thăm bạn bè, và lời đầu tiên bạn nói về nàng là “đây là cô gái vụng về, vô dụng của tôi”. Đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với nửa kia của mình.

Theo logic của phương Tây, chẳng hạn như trong bóng đá, việc ăn mừng khi ghi bàn cũng có thể coi là một hành động tôn trọng đối thủ. Nó có ý là “Anh là một đối thủ mạnh, việc ghi bàn vào lưới anh là một vinh dự, một niềm hạnh phúc với tôi, vì thế mà tôi ăn mừng”. Đối với người Nhật, việc họ lạnh tanh cũng để thể hiện sự tôn trọng đối thủ, nhưng nó có ý như thế này “Anh là một đối thủ mạnh, tôi rất vinh dự được đấu cùng anh, việc thôi ghi được một điểm, hay thắng anh chỉ là chiến thắng nhỏ, không có nghĩa tôi giỏi hơn anh, vì thế tôi không ăn mừng chiến thắng đó”.

Khi tặng quà, người phương Tây sẽ đề cao món quà của mình, và ý của họ là “Anh là một người tuyệt vời, vì thế món quà để tặng anh cũng phải tuyệt vời, nếu nó không tuyệt, tôi sẽ không dám tặng nó cho anh”. Với người Nhật, họ tôn trọng người được tặng qua logic của mình “Anh là một người tuyệt vời, và chẳng có món quà nào xứng đáng với anh cả. Vì thế món quà mà tôi hết sức chuẩn bị đây, khi đem tặng anh thì cũng chỉ như món rác rưởi mà thôi. Vì vậy mong anh nhận lấy tấm lòng”.

Với thành viên trong gia đình thì sao? Chẳng hạn như vợ, người phương Tây sẽ khen, là vì “Vợ tôi là một phụ nữ tuyệt vời, tôi hạnh phúc có được cô ấy, vì thế tôi khen cô ấy”. Còn với người Nhật, họ sẽ đề cao vợ bằng cách chê, vì ý của họ là “Vợ tôi là một người phụ nữ tuyệt vời, tôi hạnh phúc có được cô ấy, và tôi coi cô ấy như 1 phần của bản thân tôi. Nếu tôi khen cô ấy, thì cũng khác gì tự khen bản thân mình? Mà tự khen mình là một hành động khiếm nhã, vì thế càng chê cô ấy càng chứng tỏ tôi yêu quý cô ấy hơn”.
Sự khác biệt văn hóa và cách nghĩ Đông – Tây thật rõ ràng, nhưng nếu xem thật kỹ lại, cách làm khác nhau, nhưng chỉ để thực hiện cùng một mục đích mà thôi. Có lẽ chúng ta cũng không khác nhau nhiều đến thế.

Nguồn.
Bushido: The soul of Japan – Inazo Nitobe
Harakuge – Tsunemoto Yamaoto
All Japan Kendo Federation – Rules of Kendo


Theo  Vanhoanhat

Các tin liên quan
Chương trình đào tạo sắp khai giảng
Đào tạo riêng theo yêu cầu

Song song với các hoạt động đào tạo được tổ chức thường xuyên tại trụ sở của nhà trường (rộng mở cho nhiều doanh nghiệp). VJCC chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp trong và ngoài nước