CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA ĐOÀN JICA NHẬT BẢN TẠI VJCC-HCMC & THAM QUAN DOANH NGHIỆP KEIEIJUKU

Trong hai ngày 20 và 21 tháng 3 năm 2025, đoàn đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã có chuyến công tác tại TP. HCM để nghiên cứu tác động và thành tựu của chương trình Keieijuku, nhằm xây dựng kế hoạch cho Giai đoạn 3 (2027-2029) của dự án VJCC. Đoàn JICA gồm ông Sato Shohei- Trợ lý Giám đốc, bà Kurosu Hitomi- Cố vấn đặc biệt (phụ trách khu vực Việt Nam), ông Kawamura Masaaki- Phó Giám đốc. Ngoài ra phía Văn phòng JICA tại Việt Nam cũng có sự tham gia của ông Nishikawa Naotaka- Cố vấn xây dựng dự án.

Sáng 20 tháng 3, đoàn JICA đã tham quan cửa hàng nông sản hữu cơ công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Organica ở Thảo Điền và trao đổi với giám đốc là bà Phạm Phương Thảo. Bà Thảo chia sẻ về những thành tựu đạt được sau khóa học Keieijuku và những khó khăn trong giai đoạn sắp tới. Đoàn JICA cũng trải nghiệm quy trình sản xuất ở nông trại mẫu và mua sắm một số sản phẩm nông sản hữu cơ tại cửa hàng. 

Picture1
Hình 1: Đoàn JICA chụp hình lưu niệm trước cửa hàng

Chiều 20/3, phía JICA tiếp tục có buổi trao đổi làm việc với Phân Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam – Nhật Bản tại Tp. HCM (VJCC-HCMC). Để phân bổ phù hợp ngân sách giữa các dự án JICA tại Việt Nam, phía JICA Nhật Bản thu thập các dữ liệu về thành tựu của chương trình đào tạo và sự kiện do VJCC tổ chức. Sau đó cả đoàn cùng tham quan phòng học và cơ sở vật chất tại VJCC-HCMC. Kết thúc buổi trao đổi, mọi người cùng tham dự tiệc tối thân mật với các thành viên Ban điều hành của Hội Doanh nhân Keieijuku Miền Nam (SKBA).

Picture2 Picture3
Picture4

Hình 2,3,4: Đoàn JICA làm việc tại VJCC-HCMC

z6425870095749_f5a43da52a43f04b5adc213326673a71
Hình 5: Đoàn JICA tham dự tiệc tối với SKBA

Sáng 21/3, VJCC-HCMC và SKBA đã sắp xếp cho đoàn JICA tham quan nhà máy của doanh nghiệp điển hình đã có những thay đổi lớn sau khi tham gia chương trình Keieijuku. Doanh nghiệp đầu tiên đoàn đến tham quan là Công ty Cổ phần Sản xuất Thiết Bị Điện Công Nghiệp Cát Vạn Lợi (CVL). Phía Cát Vạn Lợi (CVL) do Ông Nguyễn Thành Phương là Chủ tịch công ty, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch thường trực SKBA tiếp đón đoàn. Mở đầu, ông Phương giới thiệu về công ty từ ngày đầu thành lập (năm 1992 với 3 nhân sự) cho đến khi Ban giám đốc tham gia Keieijuku (năm 2014 và 2015) đã quyết định chuyển đổi hình thức kinh doanh từ thương mại (gia công ngoài 20%) sang sản xuất (gia công ngoài 5%, lao động 150 người).

Công ty CVL đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất và có nhiều đóng góp cho địa phương như hỗ trợ quà Tết cho người nghèo, hướng dẫn sinh viên thực tập và tiếp nhận vào làm việc. Phía JICA đang nghiên cứu phương thức hỗ trợ mới cho doanh nghiệp nên muốn tham vấn ý kiến của các cựu học viên Keieijuku. Riêng CVL, ông Phương đề xuất JICA hỗ trợ các công nghệ chế tạo mới. Các doanh nghiệp SKBA khác cũng đề xuất việc hỗ trợ xây dựng mạng lưới kết nối kinh doanh giữa các quốc gia có chương trình tương tự và doanh nghiệp Nhật Bản (cụ thể là trang Web thương mại) hay hỗ trợ chuyên gia đào tạo cho một số lĩnh vực. TS. Tô Bình Minh, giám đốc VJCC-HCMC đề xuất giải pháp trao đổi nhân sự giữa doanh nghiệp Việt Nam với Nhật Bản, VJCC có thể hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật và tiếng Việt. Phía JICA VN cho biết đang xây dựng kênh kết nối với Tập đoàn Toyota cho các hoạt động đào tạo, tham quan học tập và kết nối kinh doanh. 

Picture6
Hình 6: Đoàn JICA, VJCC-HCMC, SKBA cùng trao đổi với CVL

Kế tiếp cả đoàn cùng tham quan các khu vực sản xuất và giao lưu cùng đoàn khách Nhật Bản khác của CVL là Công ty Nippon Denka tại Osaka, Nhật Bản. 

Picture7 Picture8

Hình 7,8: Đoàn JICA tham quan nhà máy CVL

Picture9 Picture10

Hình 9,10: Đoàn JICA giao lưu với đoàn khách Nippon Denka

Kết thúc chuyến tham quan, cả đoàn cùng chụp ảnh kỷ niệm với những món quà nhỏ từ CVL.

Picture11
Hình 11: Đoàn JICA chụp ảnh lưu niệm với đại diện CVL

Điểm tham quan tiếp theo là Công ty TNHH Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại Tiến Thịnh do ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Tổng Giám đốc tiếp đón đoàn. Qua chia sẻ, Tiến Thịnh là công ty gia đình với định hướng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngay từ ban đầu và đã tham gia rất nhiều chương trình hỗ trợ của Nhật trong đó có JICA. Hiện nay, Tiến Thịnh là công ty Đông Nam Á duy nhất có thể sản xuất dây đồng và nhôm siêu nhỏ. Với nhiều kinh nghiệm được tham gia các chương trình hỗ trợ quốc tế, ông Thịnh cũng đóng góp rất nhiều ý tưởng hữu ích cho chương trình Keieijuku và những đề xuất mới với JICA. Như là phân bổ ngân sách hỗ trợ thành 2 nhóm cho doanh nghiệp hợp tác lâu năm với Nhật và doanh nghiệp SME. Hay là có thể giới thiệu doanh nghiệp Nhật không có người kế thừa bán lại cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Picture12
Hình 12: Đại diện Tiến Thịnh chia sẻ

Sau đó cả đoàn tiếp tục chia thành 2 nhóm do ông Thịnh và ông Nguyễn Ngọc Thiện- Phó Giám đốc hướng dẫn tham quan nhà máy. 

Picture13 Picture14

Hình 13,14: Đoàn JICA tham quan nhà máy Tiến Thịnh

Kết thúc chuyến tham gia mọi người cùng chụp ảnh lưu niệm và dùng bữa trưa do công ty Tiến Thịnh mời trước khi di chuyển đến điểm tham quan cuối cùng.

Picture15
Hình 15: Đoàn JICA chụp ảnh lưu niệm với đại diện Tiến Thịnh

Điểm tham quan cuối cùng là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại In Minh Mẫn do bà Trương Thị Thu Trâm – Phó Giám đốc công ty đại diện tiếp đón đoàn. Đầu tiên cả đoàn được hướng dẫn tham quan các khu vực trưng bày các sản phẩm sử dụng nhãn dán hay các sản phẩm in ấn của công ty Minh Mẫn. Như chia sẻ của bà Trâm, Minh Mẫn là công ty in duy nhất Việt Nam thuộc ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài ra công ty cũng đạt được rất nhiều thành tựu và đang đầu tư công nghệ trong sản xuất. Khách hàng Nhật Bản đầu tiên là công ty Sanyo Nhật Bản đã giúp Minh Mẫn xây dựng 5S khi thực hiện đơn hàng nhãn nút bấm. Sau đó lãnh đạo công ty được tham gia nhiều chương trình Keieijuku và gần đây được nhận chứng nhận là “Best Supplier” của công ty Sharp Nhật Bản. 

Picture16 Picture17

Hình 16,17: Đoàn JICA tham quan khu vực trưng bày sản phẩm và nghe chia sẻ từ Minh Mẫn

Bên cạnh việc ứng dụng thành công các kiến thức từ Keieijuku về quản trị, Minh Mẫn cũng áp dụng được phần mềm chuyển đổi số cho nhà máy thông minh (dùng thiết bị IoT để kiểm soát tiến độ thời gian thực cho sản phẩm đơn chiếc). Vì vậy các sản phẩm nhãn dán của Minh Mẫn đều được sử dụng trong các sản phẩm chất lượng có hàm lượng công nghệ cao. 

Picture18 Picture19

Hình 18,19: Đoàn JICA tham quan khu vực sản xuất

Picture21 Picture20

Hình 20,21: Đoàn JICA chụp ảnh lưu niệm với đại diện Minh Mẫn