1. CFO LÀ GÌ?
• CFO trong tiếng anh là viết tắt của từ Chief Finance Officer nghĩa là Giám đốc Tài chính. Người phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các công tác tài chính của doanh nghiệp.
• Nhiệm vụ tổng quan của một CFO chính là hoàn thiện bộ máy tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp với những công việc về quản lý tài chính: Nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lí các vấn đề, kiểm soát rủi ro với các mối quan hệ về tài chính.
• Thực hiện báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch hoặc giám đốc vận hành (COO). CFO cũng thường có một ghế trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
2. Vai trò của Giám đốc Tài chính là gì?
2.1 Người Vận Hành (Operator)
• Điều phối toàn bộ hoạt động tài chính hàng ngày trong doanh nghiệp.
• Giám sát hệ thống kế toán, kiểm soát dòng tiền, quản lý chi phí hoạt động. Đảm bảo mọi giao dịch tài chính tuân thủ quy định pháp luật, các chuẩn mực kế toán.
• Xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phòng ngừa rủi ro.
• Cần thiết lập hệ thống báo cáo minh bạch, kịp thời phục vụ ra quyết định
2.2 Nhà Chiến Lược (Strategist)
• Nắm vững tình hình kinh doanh hiện tại. -> phân tích xu hướng thị trường, dự báo triển vọng ngành nghề nhằm đưa ra định hướng tài chính phù hợp
• Tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược phát triển dài hạn thông qua việc cung cấp thông tin, số liệu chính xác.
• Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết, đề xuất phương án tối ưu hóa cơ cấu vốn nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.
2.3 Nhà Quản Lý (Steward)
• Khả năng quản lý rủi ro tốt, đảm bảo các hoạt động tài chính tuân thủ pháp luật.
• Thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
• Chú trọng phát triển đội ngũ nhân sự tài chính chuyên nghiệp, xây dựng môi trường làm việc khoa học và tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực để nâng cao chất lượng quản trị tài chính doanh nghiệp.
2.4 Nhà Xúc Tác (Catalyst)
• Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới, phát triển.
• Thông qua việc đề xuất giải pháp tài chính sáng tạo, CFO góp phần nâng cao hiệu suất làm việc toàn doanh nghiệp.
• Chủ động nghiên cứu xu hướng mới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng cũng như đề xuất những chiến lược đổi mới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
3. Công việc của một CFO
1) Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính
• Các hoạt động và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp luôn được kiểm tra sát sao.
• Việc khai thác các hoạt động tài chính như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ giúp giám đốc tài chính có thể dễ dàng nhận diện được các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, kế hoạch nào kém hiệu quả.
2) Tư vấn kế hoạch tài chính lâu dài cho doanh nghiệp
• Xác định được các điểm yếu và yếu điểm trong các kế hoạch tài chính trước và hiện tại của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp xử lý khủng hoảng tài chính.
• Giúp tư vấn cho ban giám đốc những kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả cho các hoạt động đầu tư hoặc huy động vốn cho doanh nghiệp.
3) Báo cáo tài chính
• Tối ưu hóa khả năng tài chính cho doanh nghiệp.
• Việc lập và phân tích các báo cáo tài chính sẽ chiếm hầu hết thời gian của họ.
4) Thanh khoản
• Cần đảm bảo việc doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn.
• Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 đồng nghĩa với việc sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở đỉnh cao và tỷ lệ doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng là 0.
5) Tối ưu hóa chỉ số ROI (tức lợi nhuận trên chi phí đầu tư)
• Kế hoạch kinh doanh đều nhắm đến việc gia tăng chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng).
• Giá trị ROI ngày càng cao thì hiệu quả của hoạt động kinh doanh càng lớn, bởi lợi nhuận thu về sẽ áp đảo chi phí đầu tư.
6) Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán
• Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán trong việc chứng minh các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra một cách minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật.
• Trách nhiệm giải trình tính hợp pháp cũng như trung thực về báo cáo tài chính và sổ sách.
• Sẵn sàng tiếp nhận các tư vấn của kiểm toán viên về các lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh để tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục.
7) Quản trị công nợ
• Giúp doanh nghiệp minh bạch và luôn sẵn sàng đương đầu với các khoản nợ.
• Người đảm trách các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ tiềm ẩn và nghĩa vụ theo luật định và thuế,…chính là giám đốc tài chính.
4. Kỹ Năng Cần Có Của Một Chief Financial Officer
1) Có Kiến Thức Về Kế Toán Và Phân Tích Tài Chính
• Nắm vững các nguyên tắc kế toán cơ bản, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
• Cần khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính, nhận diện những điểm bất thường trong số liệu.
• Thành thạo các công cụ phân tích tài chính tiên tiến, phương pháp định giá doanh nghiệp.
2) Khả Năng Nắm Bắt, Phân Tích Và Báo Cáo Dữ Liệu
• Phát triển khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác từ nhiều nguồn khác nhau.
• Biết cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu tiên tiến, chuyển đổi số liệu thô thành thông tin có giá trị.
• Khả năng trình bày thông tin phức tạp dưới dạng dễ hiểu
• Thường xuyên phải báo cáo với ban lãnh đạo, cổ đông về tình hình tài chính.
3) Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Tài Chính
• Thành thạo việc hoạch định chiến lược tài chính dài hạn cho doanh nghiệp.
• Xây dựng kế hoạch ngân sách chi tiết, dự báo nhu cầu vốn, thiết lập các mục tiêu tài chính khả thi.
• Khả năng phân tích thị trường, đánh giá cơ hội đầu tư, nhận diện rủi ro tiềm ẩn.
• Khả năng điều chỉnh kế hoạch linh hoạt theo biến động thực tế.
• Xây dựng các phương án dự phòng, đảm bảo doanh nghiệp luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
4) Kỹ Năng Quản Trị Tài Chính Dự Án
• Cần nắm vững phương pháp quản lý tài chính cho từng dự án riêng biệt.
• Thành thạo việc lập ngân sách, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án
• Khả năng tính toán các chỉ số tài chính quan trọng như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn.
• Phân tích độ nhạy, xây dựng kịch bản tài chính khác nhau cho mỗi dự án.
5) Kỹ Năng Quản Trị Dòng Tiền
• Quản lý dòng tiền vào ra của doanh nghiệp.
• Nắm vững kỹ thuật dự báo dòng tiền, lập kế hoạch thu chi, đảm bảo thanh khoản.
• Tối ưu hóa việc sử dụng tiền mặt, đầu tư số dư tạm thời hiệu quả.
• Phát triển khả năng cân đối giữa nhu cầu thanh khoản với sinh lời từ vốn.
Nguồn: tổng hợp Internet