QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược quản trị tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển do giá trị và quy mô doanh nghiệp thay đổi một cách không liên tục. Vậy làm thế nào để đạt được lợi thế cạnh tranh và thiết lập vị thế vững chắc của riêng mình trên thị trường? Đó chính là phải có kế hoạch – vận hành – quản lý để kết nối chiến lược – hệ thống – tổ chức – nguồn lực kinh doanh để thực hiện tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược là gì?
Có nhiều cách để định nghĩa Chiến lược Quản trị, nhưng tựu chung lại là những hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp dựa vào môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Để lập được chiến lược quản trị - kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả thì cần phải phân tích môi trường kinh doanh. Quy trình quản trị chiến lược gồm ba giai đoạn: soạn thảo chiến lược, thực thi chiến lược, đánh giá và điều chỉnh chiến lược.

Lợi ích của Quản trị chiến lược cho Doanh nghiệp
Tại mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cần thiết phải có chiến lược quản trị tương ứng với giai đoạn đó. Lợi ích đem lại chủ yếu về mặt:
- Marketing và truyền thông tạo dựng vị thế để phát triển bền vững
- Thành quả tài chính dài hạn
- Đem lại trật tự và kỷ luật, tăng năng suất nhân viên

Quản trị chiến lược như thế nào cho hiệu quả?
Tùy theo đặc tính, tầm nhìn và sứ mệnh phát triển của từng doanh nghiệp mà áp dụng các mô hình chiến lược khác nhau. Đầu tiên là cần phân tích các đặc mạnh và điểm yếu, giá trị cốt lõi, môi trường nội tại và ngoại tại để hiểu bản chất vấn đề, dự đoán xu hướng và các yếu tố tác động. Chiến lược quản trị được lập ra dưới những điều kiện ràng buộc kinh doanh của doanh nghiệp để hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp.

Một số hình thức quản trị chiến lược hiệu quả
1. Phân tích SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

2. Phân tích STP: Segmentation (Phân đoạn thị trường), Targeting (Nhắm thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị sản phẩm)

3. Phân tích PPM: Product Portfolio Management (Quản lý danh mục sản phẩm) của BCG


4. Chiến lược lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter
5. Chiến lược vị thế cạnh tranh của Phillip Kotler
6. Chiến lược không cạnh tranh
Và nhiều mô hình chiến lược khác.


Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng nên cần lựa chọn kết hợp các chiến lược sao cho phù hợp và hạn chế mâu thuẫn nhất có thể.