VJCC-HCMC tổ chức Kỳ học “QUẢN TRỊ SẢN XUẤT – MONOZUKURI” Cho lớp KEIEIJUKU 20 tại Học viện Đào tạo Panasonic Việt Nam

Nằm trong kế hoạch đào tạo của lớp KEIEIJUKU 20, từ ngày 21/10/2024 đến ngày 25/10/2024, Phân Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh (VJCC-HCMC) đã tổ chức Kỳ học QUẢN TRỊ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NHẬT BẢN – MONOZUKURI cho tất cả học viên lớp Keieijuku 20 tại Học viện Đào tạo Panasonic Việt Nam, đóng ở nhà máy Panasonic, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

Tham gia kỳ học có 30 học viên là thành viên của lớp KEIEIJUKU 20 tại VJCC-HCMC.

Picture1
Hình 1. Lớp học tại Học viện Đào tạo Panasonic
Picture2
Hình 2. Học viên Kei 20 VJCC-HCMC tham gia kỳ học

Kỳ học được giảng dạy bởi hai giảng viên đến từ Nhật Bản, là các chuyên gia về Quản trị sản xuất của JICA:

Ông Shimizu Tsyoshi và Ông Hirata Yasuhiro.

chuyen gia
Hình 3: Chuyên gia Hướng dẫn Kỳ Monozukuri khóa K20

Phiên dịch cho Kỳ học là Anh Trần Quang Huy – Phiên dịch của VJCC-HCMC

huuy
Hình 4: Phiên dịch Trần Quang Huy phiên dịch cho khóa K20

Xuyên suốt Kỳ học, tất cả học viên đều phải đến nhà máy, đóng vai trò và đứng vị trí thực sự là những người công nhân trực tiếp sản xuất trên dây chuyền mô phỏng, phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nhà máy như những công nhân thực thụ.

thuc
Hình 5,6,7. Học viên đóng vai trò là Công nhân, sản xuất trên dây chuyền mô phỏng

Trong quá trình học tập và thực hành, giảng viên đã hướng dẫn các Chuyền sản xuất và học viên phân tích chỉ số chuẩn, hiệu suất vận hành, thời gian tiêu chuẩn của hiện trường sản xuất, nguyên tắc kinh tế động tác,.... Từ đó, các Chuyền cùng nghiên cứu và đề xuất các phương án cải tiền nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, hạn chế lãng phí và nâng cao năng suất làm việc.

Picture9

Picture8
Hình 8,9. Giảng viên hướng dẫn phân tích chỉ số chuẩn, hiệu suất vận hành, thời gian tiêu chuẩn của
hiện trường sản xuất, nguyên tắc kinh tế động tác,… và hướng dẫn cách thức đề ra các cải tiến

Picture10

Picture11
Hình 10,11. Họp bàn thống nhất về phương án cải tiến nhằm nâng cao năng suất lao động

Kết thúc Kỳ học, chuyên gia Hirata Yasuhiro đánh giá cao thái độ học tập nghiêm túc, đầy trách nhiệm của tất cả các học viên trong lớp; Các ý tưởng và phương án cải tiến của cả 2 Chuyền (Chuyền Vòi to và Chuyền Vòi nhỏ) đều rất khoa học và phù hợp với điều kiện sản xuất mô phỏng tại nhà máy; Kết quả sản xuất lần cuối (sau nhiều lần cải tiến) đã mang lại kết quả tốt hơn mong đợi – là một trong ba KHÓA KEI từ trước đến nay đạt hiệu suất dương của cả 2 Chuyền.

Picture12
Picture13

Picture14
Hình 12,13,14. Dây chuyền sản xuất sau khi cải tiến đã thực sự tinh gọn, năng suất làm việc đã cải thiện rõ rệt

Qua Kỳ học, anh Văn Nguyên Vũ – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vít Việt, học viên lớp KEI 20 VJCC-HCMC cho rằng: Kỳ học thật sự bổ ích, ý nghĩa và rất thực tế. Việc học trực tiếp tại nhà máy, trực tiếp thực hành trên dây chuyền sản xuất, lại được giảng viên trực tiếp hướng dẫn sử dụng bộ phân tích chỉ số chuẩn, hiệu suất vận hành, thời gian tiêu chuẩn của hiện trường sản xuất, nguyên tắc kinh tế động tác,… để đánh giá hiện trường; được giảng viên trực tiếp tư vấn, định hướng phương án cải tiền dây chuyền nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, hạn chế lãng phí và nâng cao năng suất làm việc… là thực sự giá trị. Nếu có điều kiện, Công ty Cổ phần Vít Việt sẽ mời hai Thầy đến tham quan và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án cải tiến sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất của doanh nghiệp.

Ban Khoá học Kinh doanh (BC)